Tác phẩm Hoàng_Văn_Chí

  • Phật Rơi Lệ (1956)
  • Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc (1959)
  • The New Class in North Vietnam
  • The Nhân Văn Affair
  • From Colonialism to Communism (1964; bản dịch tiếng Việt Từ Thực dân đến Cộng sản của Mạc Định)
  • Duy Văn Sử Quan (1988), xuất bản 1990, sau khi tác giả đã qua đời

Từ Thực dân đến Cộng sản

Tác phẩm "Từ Thực dân đến Cộng sản" của Hoàng Văn Chí nói về hoàn cảnh đời sống người Việt trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhất là việc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam (1953-1958) học theo bài học cải cách ruộng đất của Mao Trạch Đông tại Trung Quốc[5]. Tuy nhiên cho đến 1975, theo tổng thống Mỹ Nixon, các điều ông viết vẫn không được tin bằng các lời nói của giới lãnh đạo cộng sản.[6]

Năm 1973, trong bài "The Myth of the Bloodbath: North Vietnam's Land reform Reconsidered" (Bulletin of Concerned Asian Scholars, tháng 9 năm 1973, pp. 2–15), Gareth Porter cho rằng Hoàng Văn Chí dịch không đúng bài viết của Võ Nguyên Giáp về việc thú nhận có sai lầm trong việc thi hành "cải cách ruộng đất". Porter nêu ra rằng chữ "xử trí" Giáp dùng phải dịch là "discipline". Gareth Porter cũng nêu lên lời tướng Giáp rằng "Chúng ta không chú trọng đề phòng lệch lạc" mà theo Porter phải dịch đúng là "We did not pay attention to precautions against deviation".[cần dẫn nguồn]

Theo Hoàng Văn Chí, đó là chủ trương của Hồ Chí Minh theo đúng bài học của Mao: "phải làm cho quá độ để cho dân khiếp sợ, như cái cây muốn uốn phải bẻ cong hết sức để đến khi nó thẳng lại thì vừa".[6] Hoàng Văn Chí đã viết "chúng ta phạm quá nhiều lệch lạc" (We made too many deviations) bởi theo ông, Việt Nam không có giai cấp địa chủ và Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đã cố tình "bẻ cong" (deviate) định nghĩa "địa chủ" để giết dân và đảng hóa ruộng đất".[5]

Năm 1985, trong tác phẩm "No More Vietnams", Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã viết rằng các điều Hoàng Văn Chí nêu ra là bài học lớn cho giới truyền thông ngoại quốc.[6]

Liên quan